Các vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ trong giai đoạn răng hỗn hợp

Giai đoạn răng hỗn hợp là từ 6-12 tuổi, lúc này trong miệng bé đã có những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên. Và giai đoạn này sẽ có những bất thường xảy ra với một vài bé

Đây là ảnh minh họa thứ tự thay răng của trẻ

  1. Sâu răng: sâu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng giai đoạn này nó sẽ gây ra các vấn đề:

Khi  răng sâu không được trám kịp thời sẽ làm mô sâu lan rộng ra đến tủy dẫn đến đau nhức răng, abces răng

  • Sâu răng cối sữa: các răng cối sữa là những răng thay cuối cùng, khi sâu răng cối sữa ,răng bị bể ra mất đi hình dạng ban đầu sẽ ảnh hưởng đến kích thước cung răng của bé, dễ dẫn đến răng bé bị lệch lạc sau này

 

 

Đây là trường hợp sâu nặng các răng cối sữa . Các răng cối sữa giữ vai trò ăn nhai và nâng đỡ kích thước mặt theo chiều dọc. Bé trong case này khuôn mặt nhìn sẽ ngắn hơn ban đầu và có nguy cơ ảnh hưởng khớp cắn sau này  => bé sẽ bị cắn sâu

Trường hợp nhổ mất đi răng cối sữa do sâu, sẽ làm hẹp cung răng của bé, dẫn đến mất vị trí cho răng vĩnh viễn thay thế

  • Sâu răng cối lớn  vĩnh viễn thứ nhất:

Răng cối vĩnh viễn thứ nhất mọc lúc 6 tuổi, răng này mọc kế răng cối sữa thứ 2, vì vậy nó là răng nằm trong cùng so với cung răng hiện tại của bé.

Khi bé chải răng không kỹ ở vùng răng trong sẽ dễ sâu răng này, và nếu không được trám kịp thời có thể gây sâu đến tủy, vỡ lớn răng và cuối cùng phải nhổ bỏ. Nếu mất răng cối này sẽ làm giảm sức nhai của bé, làm xáo trộn khớp cắn ở một bên của bé.

2.Các thói quen xấu: các thói quan xấu này sẽ gây xáo trộn khớp cắn, làm lệch răng và xương hàm.

  • Thở miệng: khi bé có bệnh ở vùng hầu họng và mũi, bé không thể thở bình thường được, nên sẽ chuyển qua thở bằng miệng. Lâu ngày sẽ dẫn đến kém phát triển hàm trên và gây ra tình trạng cắn hở ở vùng răng cửa

  • Mút tay, ngậm ti giả, đẩy lưỡi ( trên 8h>1 ngày):

Khi có vật lạ chêm giữa 2 hàm răng sẽ gây xáo trộn khớp cắn ở vùng răng đó. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng cho bé suốt quãng đời về sau

3. Răng vĩnh viễn  thay thế đã mọc nhưng răng sữa vẫn chưa nhổ đi:

Các răng sữa lúc này là vật cản khiến cho răng vĩnh viễn thay thế không thể mọc đúng vị trí của nó

4. Răng dư, răng ngầm gây cản trở răng vĩnh viễn mọc:

Khi răng sữa của bé đã nhổ đi  rất lâu rồi mà răng vĩnh viễn thay thế không thấy mọc lên, lúc này ba mẹ nên đưa bé đến Bác sĩ kiểm tra. Có vài bé do nguyên nhân răng dư, hoặc răng ngầm cản trở nên răng vĩnh viễn không mọc lên được ( thường gặp ở răng cửa hàm trên)

Lời khuyên cho trẻ từ 6 – 7 tuổi là nên được thăm khám chỉnh nha, bắt đầu tầm soát sự thay răng và phát triển xương hàm, sớm phát hiện những bất thường về xương – răng và có phương án can thiệp đúng thời điểm cho trẻ từ 6 – 11 tuổi, giúp  hành trình thay răng thuận lợi và sự tăng trưởng xương hàm cân đối.