Chúng ta thường được Bs khuyên 6 tháng đến nha khoa khám răng và cạo vôi răng định kỳ. Vậy ý nghĩa của việc này như thế nào?
– Vôi răng là gì?
Vôi răng là những mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt. Trong vôi răng còn chứa vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng và làm trầm trọng hơn bệnh toàn thân có sẵn ở bệnh nhân như đái tháo đường, bệnh tim mạch…
– Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng:
- Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nướu,viêm nha chu… Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay và dẫn đến mất răng
- Hơi thở nặng mùi.
- Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
- Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống
Vì vậy, cạo vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần là việc cần thiết để bảo vệ răng miệng tránh khỏi những tác hại do vôi răng gây ra.
2. Cạo vôi răng có đau không, có ê buốt không?
Các yếu tố quyết định cạo vôi răng có đau không:
– Mức độ vôi răng:
Vôi răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút. Trường hợp vôi răng lắng đọng dưới nướu răng gây viêm, sưng, cạo vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Vôi răng nhiều dẫn đến những vấn đề trầm trọng như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
3. Cạo vôi răng nhiều có tốt không?
Cạo vôi răng định kì là việc bắt buộc. Bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng. Cụ thể:
- Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng hình thành ít nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
- Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa, thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc hoặc có bệnh toàn thân như đái tháo đường, viêm nha chu nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.
Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng như:
- Không nên ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến răng ê buốt
- Không nên hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola…sau khi lấy cao răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất
- Đánh răng đúng cách, dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
- Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ
- Ngoài ra khi đi cạo vôi răng định kỳ, Bs sẽ phát hiện kịp thời các răng chớm sâu, các răng khôn mọc lệch… để có thể điều trị sớm giúp bệnh nhân ít tốn thời gian và tiền bạc.