1. Răng khôn là răng nào?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, là răng cối lớn thứ ba, răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở độ tuổi 17 đến 25. Một số người sẽ có đủ cả 4 răng khôn, một số có 3 răng khôn hoặc ít hơn.
Răng khôn mọc ở thời điểm xương hàm của chúng ta đã phát triển hoàn chỉnh nên răng sẽ không có chỗ để mọc bình thường như các răng khác. Vì vậy răng thường bị mọc lệch ra ngoài cung răng, hoặc răng mọc đâm vào răng kế bên, hoặc có khi không nhìn thấy được trên miệng ( răng ngầm), một số khác thì mọc lên thẳng nhưng vì không có chỗ trên xương hàm nên răng bị kẹt- dễ bị viêm lợi trùm khi không vệ sinh răng sạch
2. Biến chứng răng khôn gây ra:
- Viêm lợi trùm:do răng chưa mọc lên được hoàn toàn, nằm ở ngang nướu răng, phần nướu dễ sưng đỏ do vị trí răng năm sâu bên trong nên không vệ sinh răng sạch được, bệnh nhân sẽ bị đau và khó há lớn, trường hợp nặng bệnh nhân sẽ đau nhiều vùng góc hàm , abces và cứng khít hàm.
- Sâu răng: trường hợp răng khôn mọc không song song với răng kế cận gây nhồi nhét thức ăn, nếu không làm sạch được vùng này sẽ sâu cả 2 răng.
- Đau răng: răng thường bị đau là răng cối kế răng khôn khi răng khôn mọc đâm vào, bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ, và cứ tái đi tái lại.
3. Những trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
Những trường hợp sau nên nhổ răng khôn:
- Bệnh nhân đau vùng răng khôn đã được bác sĩ kê toa nhưng cứ tái đi tái lại nhiều lần
- Bác sĩ chụp phim Xquang và thấy hướng mọc răng bị lệch, đâm vào răng kế bên
- Trên miệng thấy răng nằm lệch ra khỏi cung răng và vị trí không thuận lợi để chải sạch răng như các răng khác
- Răng đã mọc lên nhưng không có răng đối diện ăn khớp
- Một số trường hợp sẽ nhổ răng theo yêu cầu của bác sĩ chỉnh nha