MẶT DÁN SỨ VENEER
Ngày nay nhu cầu có hàm răng đẹp của mỗi người càng cao. Mặt dán sứ Veneer không phải là kiểu phục hình mới nhưng với sự cải tiến của vật liệu dán ngày nay nên mặt dán sứ Veneer được Bs lựa chọn để làm thẩm mỹ cho bệnh nhân mà không gây xâm lấn nhiều.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CÓ THỂ THỰC HIỆN VENEER SỨ:
- Răng thưa , hở kẽ làm cho nụ cười kém duyên
- Răng bị nhiễm màu, màu kháng sinh ( còn gọi là nhiễm Tetra ) làm răng xỉn màu khi cười sẽ nhìn khuôn mặt không sáng
- Răng có hình dạng to, nhỏ không đều, bị sâu mất chất mà khi phục hồi bằng vật liệu trám sẽ không khắc phục hết được nhược điểm
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG THỂ THỰC HIỆN VENEER SỨ ?
- Răng bị nha chu với triệu chứng lung lay, Bs khám có túi nha chu, hoặc chụp phim thấy có tiêu xương ổ răng nhiều
- Răng sâu bể lớn, răng đã được lấy tủy thì làm phục hình Veneer sẽ không bền được
- Răng lệch nhiều hoặc bị sai khớp cắn, trường hợp này thì bạn nên làm chỉnh nha trước, nếu chỉnh nha xong bạn thấy hình dáng răng chưa đẹp thì có thể làm mặt dán sứ Veneer
CÂU HỎI MÀ CHÚNG NGHE NHIỀU TỪ PHÍA BỆNH NHÂN LÀ: LÀM MẶT DÁN SỨ CÓ BỀN KHÔNG?
Câu trả lời là có. Nhưng độ bền mặt dán sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Việc khám lâm sàng về tình trạng răng và khớp cắn của bệnh nhân là rất quan trọng, Bs phải có nhiều kinh nghiệm trong điều trị thì mới có chỉ định đúng cho bệnh nhân.
- Thao tác mài răng, làm phục hình ít xâm lấn khoảng sinh học của bệnh nhân
- Bs phải hiểu được về vật liệu dán và cơ chế để có thao tác gắn đúng khi gắn kết thúc cho bệnh nhân
- Tại nha khoa Ngọc Đức của chúng tôi, các Bs luôn cập nhật kiến thức để mang đến điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bs Lê Thanh Đức là Bs chuyên về phục hình với 10 năm kinh nghiệm và đã điều trị cho hơn 15 ngàn bệnh nhân ( tính đến năm 2020)